Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trong “mùa” dịch Covid-19

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả với Covid. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng, chống dịch bệnh là nâng cao sức đề kháng của cơ thể để có thể tiêu diệt virus Covid này ngay từ khi mới xâm nhập cơ thể. Sau đây là các loại thực phẩm nên dùng để làm tăng cường miễn dịch:

1. Tỏi, hành và hẹ

Tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, nó còn là kháng sinh tự nhiên – vũ khí hữu hiệu chống lại rất nhiều bệnh như cảm cúm và viêm đường hô hấp; chữa tăng huyết áp, mỡ máu, giảm đường huyết, phòng chống ung thư…

Tỏi có chứa nhiều i-ốt và tinh dầu (giàu glucogen và chất kháng sinh allicin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm). Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hydrat cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như i-ốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng. Cách tốt nhất là ăn tỏi tươi. Nên ăn 3-5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày hoặc chế biến thành dấm tỏi, rượu tỏi…

Hành và hẹ đã được chứng minh là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm bằng cách tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể người. Tương tự, hành tây có đặc tính làm tăng số lượng bạch cầu, rất cần thiết trong việc chống lại mầm bệnh.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể chịu được mùi hăng của tỏi, vì vậy tỏi đen Desi là thực phẩm thay thế cho tỏi thông thường.

Tỏi đen sau lên men đã bị triệt tiêu vị hăng cay, do hàm lượng allicin giảm. Nó đã được chuyển thành các hợp chất chống oxy hóa như alkaloids hoạt tính sinh học và hợp chất flavonoid trong quá trình lão hóa. Những thay đổi về tính chất hóa lý, là những lý do chính giúp tăng cường hoạt tính sinh học của tỏi đen so với tỏi tươi. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng, chiết xuất tỏi đen có một số chức năng như: chống oxy hóa, chống dị ứng, chống tiểu đường, chống viêm và tác dụng chống ung thư.

Trong một bảng nghiên cứu so sánh khác, các con số phân tích chất lượng tỏi đen và tỏi thường của cơ quan kiểm nghiệm cho thấy tác dụng của tỏi đen vượt trội hơn so với tỏi thường. Cụ thể:

  • Trong tỏi đen có hàm lượng các nhóm hoạt chất tăng rất cao, đặc biệt hàm lượng S-allyl-L-cystein tăng 5-6 lần so với tỏi thường.
  • Tỏi đen có chứa protein cao gấp 3 lần; vitamin B12 là 10,726mg so với 0,06mg ở tỏi trắng; vitamin B6 trong tỏi đen là 14,048 mg trong khi tỏi trắng không có; S-Allcysteine trong tỏi đen là 0,53mg so với tỏi trắng chỉ có 0,038mg.
  • Năng lượng trong tỏi đen lên tới 1.109 kcal so với chỉ 138 kcal ở tỏi trắng; polyphenol đến 1.001 mg trong khi ở tỏi trắng chỉ có 82mg; SOD enzyme tỏi đen là 790mg/220mg của tỏi trắng.

2. Vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bởi dưỡng chất này giúp làm tăng khả năng sản sinh của bạch cầu trong máu. Tuy nhiên, cơ thể con người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được cung cấp thông qua các loại thực phẩm để duy trì sức khỏe. Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh… là những nguồn rất giàu vitamin C. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.

3. Rau xanh

Rau xanh chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C, E và chất chống oxy hóa hữu hiệu. Súp lơ, rau bó xôi, rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bạn bị cúm hoặc các bệnh viêm nhiễm khác. Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Mặc dù không mang lại lợi ích ngay lập tức, rau xanh hay các loại thực phẩm khác vẫn có đặc tính kháng vi rút giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật.

4. Saffron (nhụy hoa nghệ tây)

Về thành phần dưỡng chất, trong 100g nhụy hoa nghệ tây sẽ chứa: 65.37g Carbohydrates, 11.43g Protein, 5.85g chất béo, các loại khoáng chất như Sắt, Magie, Mangan, Photpho và Vitamin A, Vitamin C…

Tất cả các hợp chất có trong thành phần nhụy hoa nghệ tây đều có giá trị cao với cơ thể con người. Mangan giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa Carbohydrate. Khoáng chất Sắt giúp làm sạch máu, Kali hỗ trợ cân bằng quá trình chuyển hóa và hấp thu năng lượng. Bên cạnh đó, các loại Vitamin sẽ duy trì đường huyết luôn ở mức ổn định, bảo vệ sức khỏe tim mạch và não bộ.

Ngoài ra, thành phần saffron còn chứa rất nhiều hợp chất như Picrocin, Safranal, Crocetin và Crocin. Trong đó, Crocin là một trong những thành phần quan trọng nhất. Hợp chất này không những tạo nên màu sắc đẹp mắt cho saffron mà còn mang đến nhiều tác dụng trên phương diện y học cho người dùng.

*Tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa chín kỹ

Bên cạnh đó, cần lưu ý uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường đề kháng chống lại dịch bệnh diễn biến phức tạp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *