8 công dụng của tỏi đen đối với sức khỏe của mẹ và bé

Tỏi đen Desi là tỏi tươi đã được lên men từ 40 – 60 ngày ở nhiệt độ 60-80°C, có vị ngọt và mềm hơn, dịu nhẹ dễ ăn hơn. Quá trình lên men cũng giúp tỏi đen sinh sôi nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và hệ vi sinh đường ruột.

So với tỏi tươi, tỏi đen ít vitamin C hơn nhưng lại có nhiều chất xơ và sắt. Đồng thời cơ thể cũng dễ hấp thụ dưỡng chất từ tỏi đen so với tỏi tươi.

Trẻ tập đi và trẻ nhỏ có ăn được tỏi đen không?

Từ khi bắt đầu tập ăn thực phẩm cứng, trẻ đã có thể ăn tỏi đen. Một nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ bú mẹ nhiều hơn và trong thời gian lâu hơn nếu mẹ ăn tỏi.

Tỏi đen cũng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa hơn so với tỏi tươi, bảo vệ trẻ khỏi những độc chất từ môi trường và bổ sung nhiều lợi khuẩn, xây dựng một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh cho trẻ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, ngăn ngừa suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

Trẻ nhỏ chỉ nên ăn 1/2 củ tỏi, chia làm 2 bữa mỗi ngày, nhưng không nên ngày nào cũng ăn.

 

Phụ nữ mang thai có ăn được tỏi đen không?

Bà bầu có thể ăn được tỏi đen nhưng không nên ăn quá nhiều, vì tỏi đen khá nhiều đường, có thể khiến mẹ bầu tăng đường trong máu. Đặc biệt trong 2 tháng cuối thai kỳ thì không nên ăn tỏi đen. Mẹ có thể ăn 3-4 tép tỏi đen, chia làm 2 bữa trong ngày, nhưng không nên ăn nối tiếp ngày.

Trong thời gian này, mẹ bầu cũng nên tránh thực phẩm cay và nhiều dầu mỡ. Nên ăn thực phẩm nhẹ bụng, hoa quả giàu vitamin, uống nhiều nước ấm và năng đi lại tập thể dục để xương chậu giãn nở, khi lâm bồn cổ tử cung mở nhanh và rộng cho bé dễ chào đời.

Tác dụng của tỏi đen với phụ nữ sau sinh

Quá trình lên men khiến tỏi đen bị hao hụt hoạt chất allicin. Đây là hoạt chất sinh học chính, là “vũ khí” thương hiệu của tỏi tươi. Tuy nhiên, sự hao hụt allicin trong tỏi đen đã được bù đắp bởi hàm lượng dưỡng chất và chất chống oxy hóa, các axit amino, chất dinh dưỡng thực vật đặc biệt nhiều hơn.

So với tỏi tươi, tỏi đen cũng chứa nhiều hợp chất S-Allylcysteine (SAC) hơn, giúp cơ thể hấp thụ allicin hiệu quả. Do đó, dù hàm lượng allicin trong tỏi đen không nhiều nhưng lại được hấp thụ hầu hết.

Một số công dụng của tỏi đen với mẹ sau sinh bao gồm:

– Tác dụng của tỏi đen giúp tăng cường miễn dịch: Các chất chống oxy hóa trong tỏi đen giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự hoành hành của các gốc tự do có thể dẫn đến phá hủy tế bào. Nhờ đó mà mẹ sau sinh sẽ ít bị viêm nhiễm, hạn chế cảm mạo…

– Tỏi đen có tác dụng gì? Tăng cường chức năng gan: Ăn tỏi đen giúp giảm tích tụ chất béo trong gan, tái cân bằng kích thước của tế bào gan, ngăn ngừa các dấu hiệu tổn thương gan.

– Tác dụng của tỏi đen giúp tăng cường chức năng não bộ: Nhờ tính năng kháng viêm của tỏi đen mà mẹ sẽ tránh được tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh, khi về nhà tránh được căn bệnh Parkinson hoặc Alzheimer. Ăn tỏi đen cũng giúp mẹ minh mẫn, tỉnh táo hơn dù ngủ không được đủ giấc.

– Điều hòa đường huyết: Giống như tỏi tươi, tỏi đen cũng có khả năng hạ đường huyết để ngăn ngừa nhiều căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường và các biến chứng tiểu đường, suy thận…

– Tác dụng của tỏi đen giúp bảo vệ tim mạch: Tỏi đen giúp hạ cholesterol và triglyceride, nhờ đó giảm nguy cơ tim mạch ở mẹ sau sinh.

– Tỏi đen có tác dụng gì? Ngăn ngừa ung thư: Tỏi đen càng lên men lâu thì các hoạt chất chống oxy hóa trong tỏi càng có khả năng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

– Tác dụng của tỏi đen giúp giảm cân: Ăn tỏi đen giúp giảm tế bào chất béo cũng như mỡ bụng, tăng cường khả năng đốt calo của cơ thể.

– Tỏi đen có tác dụng gì? Nuôi dưỡng làn da đẹp: Hợp chất S-allylcysteine hỗ trợ chuyển hóa, giúp tăng cường khả năng chống viêm cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng viêm nang lông gây mụn. Allicin trong tỏi đen sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn, giảm sưng tấy.

Tỏi đen nên ăn trực tiếp là tốt nhất, bạn nhai chậm và kỹ trước khi nuốt, sau đó uống thêm cốc nước lọc. Thời điểm ăn tỏi tốt nhất là vào buổi sáng và tối, 30 phút trước khi dùng bữa chính. Mẹ sau sinh có thể ăn 3-5 tép tỏi/ngày và nên ăn cách nhau vài ngày.

– Sinh tố tỏi đen: Bạn có thể xay tỏi đen với các loại sinh tố, nước ép để tăng cường dưỡng chất. Hoặc bạn xay tỏi đen với nước lọc và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

– Tỏi đen ngâm rượu: Bạn ngâm 250g tỏi đen bóc vỏ với 1 lít rượu trắng, khoảng 10 ngày sau là dùng được. Bạn có thể uống 1 cốc nhỏ rượu tỏi sau bữa ăn để tăng cường sức khỏe.

– Tỏi đen ngâm mật ong: Bạn ngâm 250g tỏi đen bóc vỏ với 500ml mật ong, 3 tuần là sử dụng được. Trước bữa ăn, bạn có thể dùng 2-3 tép tỏi và 1 thìa mật ong để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Tỏi đen ngâm mật ong có tác dụng trị cảm cúm, cảm lạnh và đau dạ dày rất hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể thêm tỏi đen vào các món ăn, làm nước sốt tỏi đen, ăn kèm tỏi đen với bánh mì cũng rất ngon miệng.

Tác dụng phụ của tỏi đen

– Tỏi đen có thể gây ợ nóng, hơi thở có mùi.

– Ăn quá nhiều tỏi đen có thể gây viêm phổi do phản ứng miễn dịch của cơ thể hoặc do tác dụng của độc tế bào.

– Tác dụng phụ của tỏi đen là có thể tương tác với thuốc kháng đông, khiến máu bị loãng, gây chảy máu khó cầm ở những người đang phải uống thuốc kháng đông để ngăn ngừa huyết khối.

– Ăn nhiều tỏi đen có thể gây trào ngược dạ dày thực quản.

– Khi cho bé ăn tỏi đen, bạn nên ở ngay cạnh quan sát. Không để bé cầm tép tỏi cho vào miệng sẽ bị hóc. Bạn nên nghiền nhuyễn tỏi đen, phi thơm và nấu với thịt băm, cháo… cho bé.

Tỏi đen có thể dùng thay thế cho tỏi tươi trong bữa ăn hàng ngày của mẹ sau sinh, giúp mẹ chống lại nhiều bệnh vặt mà không phải uống thuốc, đặc biệt vào các tháng mùa mưa khi vi khuẩn và virus hoạt đông mạnh mẽ. Tác dụng của tỏi đen Desi cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, là món ăn lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa của bé cứng cáp hơn. Mẹ đang cho con bú cũng đừng ngại việc ăn tỏi đen sẽ khiến bé sợ bú sữa mẹ, trái lại còn giúp mẹ có thêm sữa cho con đấy. Chúc bạn nuôi con khỏe mạnh với món tỏi đen nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.