Tỏi đen cô đơn Desi

Tỏi đen Desi
Tỏi đen Desi

√ Nguyên liệu 100% từ tỏi cô đơn Việt Nam,

√ Lên men bằng men trấu cổ truyền ủ lá,

√ Sản xuất bằng công nghệ Nhật bản.

Giá bán: 300k/ hộp 300gr

Đặt hàng

 Tỏi đen là gì 

Tỏi đen thực chất là loại tỏi trắng thông thường chuyển thành màu đen qua quá trình phản ứng Maillard. Trải qua quá trình lên men tự nhiên từ tỏi trắng ở môi trường nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, sau đó đem nung ở những nhiệt độ khác nhau dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt trong suốt nhiều tuần lễ để có sự biến đổi về chất bên trong. Sau quá trình này, tỏi trắng sẽ chuyển thành màu đen và loại bỏ được mùi hăng nồng vốn có của tỏi tươi, mang vị ngọt như siro vị dấm balsamic hoặc vị me rất dễ ăn.

Các nghiên cứu đã khẳng định rằng, những hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng thông thường.

Những công dụng của tỏi đen được tạo nên do hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên vượt trội như hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose và đặc biệt hoạt chất chính là S-allyl-L-cysteine (SAC) có hàm lượng tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường.

Hiện nay, tỏi đen đang là một thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao và mang nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tại Nhật Bản, người ta sản xuất tỏi đen giống như một liều thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.

QUY TRÌNH LÀM TỎI ĐEN CÔ ĐƠN DESI

Được lên men bằng men trấu cổ truyền ủ lá và công nghệ Nhật Bản. Phương thức đặc biệt của tỏi đen Desi được thực hiện theo các bước sau:

  1. Lựa chọn tỏi, làm sạch tỏi và rửa sạch,
  2. Làm dung môi ủ tỏi: gồm tỏi đen thành phẩm, nước lavie, đường phèn, men trấu cổ truyền,
  3. Làm ướt tỏi với hỗn hợp dung môi và ủ lá chuối trong thùng 7 ngày,
  4. Đưa tỏi vào máy ủ theo công nghệ Nhật trong 45 ngày,
  5. Sấy nhiệt thấp và sấy lạnh tỏi.

Desi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trên nhằm giúp tỏi đen có dược lực cao, vị chua ngọt cân bằng, không có vị đắng, thay vào đó là vị thơm và dẻo chứ không khô cứng…

công dụng tỏi đen Desi

Giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất sinh học quý trong tỏi đen

Hợp chất S-allyl-cysteine và các amino acid cysteine

Sau lên men, tỏi đen có chứa S-allyl-cysteine (viết tắt SAC) và các amino acid cysteine hợp chất quan trọng này. Khi hai thành phần trên kết hợp với nhau, sẽ tạo ra phản ứng giúp cơ thể tăng khả năng giảm cholesterol, tiêu diệt gốc tự do trong huyết tương giúp bạn phòng và điều trị bệnh nhiều bệnh lý do lão hóa gây nên.

SAC là thành phần đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể tăng khả năng chiến đấu chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập thông qua hỗ trợ sự hấp thu của allicin, nhờ đó hệ miễn dịch được cải thiện và hoạt động hiệu quả hơn. SAC có tác dụng tốt giúp người già và trẻ nhỏ nâng cao sức đề kháng.

Các hợp chất chống oxy hóa

Glutathione… là các hợp chất chống oxy hóa cao. thông qua cách đào thải sự hấp thu qua màng ruột, giúp giảm mỡ máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
Với các thành phần hợp chất oxy hóa cao, tỏi đen giúp bảo vệ gan, ức chế men gan cao. Vì vậy, tỏi đen có tác dụng tốt với các cá nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia.

Diallyl oxit disulfua , Flavonoid

Đây là những hợp chất có tác dụng khử bỏ hoạt tính có hại trong việc sản sinh insulin và glycation, giúp loại bỏ những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và bệnh hoại tử

Tỏi đen Desi

So sánh tỏi tươi và tỏi đen

Khi so sánh với tỏi tươi, Tỏi đen sau lên men đã bị triệt tiêu vị hăng cay, do hàm lượng allicin giảm. Nó đã được chuyển thành các hợp chất chống oxy hóa như alkaloids hoạt tính sinh học và hợp chất flavonoid trong quá trình lão hóa. Những thay đổi về tính chất hóa lý, là những lý do chính giúp tăng cường hoạt tính sinh học của tỏi đen so với tỏi tươi. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng, chiết xuất tỏi đen có một số chức năng như: chống oxy hóa, chống dị ứng, chống tiểu đường, chống viêm và tác dụng chống ung thư.

  • Tỏi tươi – tỏi trắng thông thường chứa khoảng 63% nước, 28% carbohydrate (fructans), 2,3% hợp chất organosulfur, 2% protein (allinase), 1,2% axit amin tự do (arginine) và 1,5% chất xơ. Tỏi tươi cũng chứa một lượng lớn glutamylcysteine. Các hợp chất này có thể bị thủy phân và oxy hóa để tạo thành allin, chúng tích tụ tự nhiên trong quá trình bảo quản tỏi ở nhiệt độ mát mẻ.
  • Đối với tỏi đen, trong quá trình tác dụng nhiệt, một số hợp chất hóa học từ tỏi tươi được chuyển đổi thành hợp chất Amadori / Heyns, là hợp chất trung gian chính của phản ứng Maillard. Các hợp chất hóa học của tỏi đen rất phức tạp và chất lượng sản phẩm của nó phụ thuộc vào quá trình sản xuất.

Hàm lượng của các hợp chất hóa học có trong tỏi đen phụ thuộc vào các điều kiện quá trình xử lý nhiệt. Tỏi đen cho thấy hoạt động sinh học cao hơn đáng kể, chẳng hạn như các đặc tính chống oxy hóa, so với tỏi tươi.

Trong một bảng nghiên cứu so sánh khác, các con số phân tích chất lượng tỏi đen và tỏi thường của cơ quan kiểm nghiệm cho thấy tác dụng của tỏi đen vượt trội hơn so với tỏi thường. Cụ thể:

  • Trong tỏi đen có hàm lượng các nhóm hoạt chất tăng rất cao, đặc biệt hàm lượng S-allyl-L-cystein tăng 5-6 lần so với tỏi thường.
  • Tỏi đen có chứa protein cao gấp 3 lần; vitamin B12 là 10,726mg so với 0,06mg ở tỏi trắng; vitamin B6 trong tỏi đen là 14,048 mg trong khi tỏi trắng không có; S-Allcysteine trong tỏi đen là 0,53mg so với tỏi trắng chỉ có 0,038mg.
  • Năng lượng trong tỏi đen lên tới 1.109 kcal so với chỉ 138 kcal ở tỏi trắng; polyphenol đến 1.001 mg trong khi ở tỏi trắng chỉ có 82mg; SOD enzyme tỏi đen là 790mg/220mg của tỏi trắng.
  • Đây là các thành phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe được công nhận từ các nghiên cứu đã công bố trên nhiều tạp chí khoa học uy tín trên thế giới.
Tỏi đen Desi

Cách sử dụng tỏi đen tốt cho sức khoẻ 

  1. Ăn tỏi đen trực tiếp (bóc vỏ và sử dụng ngay )
  2. Sử dụng tỏi đen ép lấy nước để dùng (ép lấy nước tỏi đen để sử dụng)
  3. Ăn tỏi đen ngâm mật ong 
  4. Sử dụng tỏi đen ngâm rượu 
  5. Ăn tỏi đen cùng các món ăn

Lưu ý liều lượng khi dùng tỏi đen

Dù biết là tỏi đen rất tốt cho chúng ta, ăn thì ngon. Nhưng bạn nên lưu ý đến liệu lượng dùng tỏi đen. Chúng ta biết rằng ăn bất cứ các gì nhiều quá đều không tốt. Vì thế hãy lưu ý sau :

  • Người bình thường nên sử dụng từ 2-3 lần, mỗi lần từ 3 – 4 củ,
  • Người phục hồi sức khỏe sau bệnh sử dụng không quá 2 củ mỗi ngày, có thể gây nóng trong người, khó chịu.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi nên sử dụng chỉ dùng 1 củ/ngày, nếu hơn có thể dẫn tới việc bị táo bón.
  • Khi dùng tỏi đen ngâm rượu không nên dùng quá 30ml mỗi ngày, dẫn tới thừa chất, cơ thể không thể hấp thụ hết, gây nên lãng phí,
  • Tỏi đen có hàm lượng Allicin cao. Nếu không được chuyển hóa hết, người sử dụng có thể bị gây kích ứng da rất mạnh, có thể gây tổn thương đường tiêu hóa,
  • Người bình thường có thể ăn tỏi đen vào bất cứ lúc nào, nhưng ăn tốt nhất vào lúc bạn đang đói, có thể vào sáng sớm,
  • Phụ nữ mang thai muốn sử dụng tỏi đen nên tham khảo ý kiến bác sĩ.