[REVIEW] Kem đánh răng thảo dược Red Dabur Ấn Độ

Mình trước kia thì cũng ra tiệm tạp hóa hoặc siêu thị rồi mua một cây kem đánh răng về xài thôi, không để ý lắm đến thành phần có trong sản phẩm, cứ thấy ghi kem đánh răng thì chắc chắn là dùng để đánh răng. Tự nhiên mấy năm đi Ấn, ở vùng thôn quê thì nhiều nơi vẫn không dùng kem đánh răng mà dùng cây Neem để đánh. Vùng quê cây Neem này mọc rất nhiều, cứ sáng sớm, mỗi người ra bẻ một nhánh bé tí rồi đứng tại chỗ mà đánh răng luôn, còn ở thành phố lớn thì nhà bạn mình đa phần họ dùng kem đánh răng chiết xuất từ chính cây Neem này, nhưng nếu ai vẫn thích đánh răng bằng cành Neem thì ra chợ mua cũng có, rồi về ngâm vào ly nước cho khỏi khô và hàng sáng cứ tự nhiên mà ngậm cây mà đánh răng theo kiểu thời Đức Phật.

Từ đó mình bắt đầu tìm hiểu thêm về thành phần trong kem đánh răng mà mình đang đánh, thì ra, trong các loại kem mà mình từng dùng qua thì có những loại chứa triclosan và fluor cùng các chất độc hại khác như Sodium Fluoride (natri florua), Sodium Lauryl Sulfate (SLS), Hydrated Silica…

(Triclosan, đây vốn là một loại thuốc trừ sâu và hóa chất này có tính kháng khuẩn mạnh, được lợi dụng bổ sung vào kem đánh răng để bảo vệ răng khỏi những mảng bám, kháng khuẩn và các nguy cơ về bệnh viêm lợi.)

Lúc này mình mới nhớ lời bà ngoại dặn là” “Việc đánh răng chỉ giúp thơm miệng chứ không có tốt cho răng đâu, kem đánh răng làm mòn răng vì các chất tẩy trắng, vì vậy cháu phải súc nước muối hàng ngày cho răng chắc khỏe.” Mà hồi bé tí đó mình có hiểu gì đâu, bà dặn thì làm thôi chứ vẫn thích đánh răng bằng kem hơn là súc nước muối.

Giờ thì mình trung thành với các loại kem đánh răng thảo dược thôi nhất là các loại sản xuất theo phương pháp Ayurveda của người Ấn Độ cổ (nhìn răng và tóc của người Ấn Độ là biết các sản phẩm này của họ tốt cỡ nào rồi). Cứ 3 tháng là mình đổi loại kem đánh răng một lần nên cứ xoay vòng kem đánh răng thảo dược Neem, kem đánh răng dầu đinh hương hay kem đánh răng thảo dược Red Dabur này Vì vậy mà mình quyết định bán luôn các sản phẩm này, vì mình dùng cảm thấy quá tốt nên chia sẽ với mọi người thôi.

Kem đánh răng thảo dược Red Dabur không có màu xanh của Neem mà màu đỏ vì chứa loại thảo dược chống chảy máu chân răng hay dành cho răng bị nha chu của công ty Dabur. Kem đánh răng thảo dược Red Dabur gồm 13 thành phần thảo dược Ayurvedic lận, nên khỏi lo về vấn đề răng miệng nữa. Sau đây là những cảm nhận của mình sau khi dùng kem đánh răng thảo dược Red Dabur Ấn Độ:

  • Kem có màu đỏ, vị rất cay, có hương quế (trẻ em có thể không chịu được vị cay này).
  • Sau một thời gian sử dụng thì cá nhân mình thấy mình ít bị nhiệt miệng hơn và răng mình cũng đỡ mảng bán giúp cho răng mình ít bị cao răng hơn.
  • Kem đánh răng khử mùi hôi miệng rõ rệt.
  • Mình không còn chảy máy chân răng nữa.
  • Không cần dùng nhiều kem như mấy quảng cáo kem đánh răng hay xuất hiện trên tivi mà chỉ cần lượng bằng một hạt đậu là có thể đánh sạch rồi.
  • Tuýp kem làm bằng nhựa mềm nên dễ dàng lấy hết kem chứ không bỏ phí lượng kem dính vào thành tuýp kem.

Desi chúc bạn sớm thoát khỏi các vấn đề răng miệng nhé.

-Phương Thu Thủy-

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.