Đôi khi những dụng cụ quen thuộc ngay bên cạnh chúng ta lại chính là thủ phạm gây chết người mà không hề biết. Bạn có biết những thứ mà chúng ta tưởng như là không tồn tại thì nó lại đang tồn tại, chỉ vì mắt thường chúng ta không nhìn thấy mà thôi.
Ngay cả chiếc thớt chúng ta sử dụng hàng ngày cũng vậy, những mảnh vụn của thực phẩm bám trên thớt không được cọ rửa sạch sẽ chính là nguyên nhân hình thành nên nhiều loại v.i kh.uẩn, trong đó đáng sợ nhất là aflatoxin – chất gây ung thư. Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây ung thư. Aflatoxin được coi là chất gây ung thư mạnh nhất, nếu hấp thu 2,5 mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ sau 1 năm, cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư gan.
Chính vì vậy, mọi người cần phải ngay lập tức thay đổi cách vệ sinh đồ dùng, đặc biệt là chiếc thớt của gia đình mình, cần phải được làm sạch một cách triệt để, không để lại dấu vết.
Tuy nhiên, trên thực tế, mọi gia đình đều cọ rửa thớt bằng nước thông thường. Nhưng điều này sẽ không rửa sạch được aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao lên tới trên 280 độ C. Vì vậy, biện pháp luộc thớt vào nước sôi cũng hoàn toàn vô dụng.
Desi sẽ chỉ ra một vài phương pháp vệ sinh và khử trùng thớt sạch sẽ hàng ngày:
1/ Giấm ăn
Đối với thớt gỗ, việc thường xuyên chà rửa bằng nước rửa chén hoặc chất tẩy có thể làm thớt nhanh bị mục mà không thể khử đi mùi thịt cá tanh còn sót lại. Thậm chí, nếu rửa không kỹ vẫn có thể lưu lại các hóa chất trên thớt. Vì vậy, chúng ta có thể thay bằng giấm chua. Nó là chất tẩy rửa cực mạnh và giúp khử mùi hôi nhanh chóng.
Phương pháp này rất dễ thực hiện, chỉ cần thoa đều giấm nguyên chất lên hai mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô lại vài lần, để khô ráo là được.
2/ Nước sôi
Bạn chuẩn bị một nồi nước sôi. Khi nước sôi, đặt thớt gỗ cần làm sạch vào trong nước khoảng 15 phút. Như vậy đồ ăn, dầu mỡ còn dính trên thớt sẽ được loại bỏ. Sau đó, rửa sạch thớt bằng nước rửa chén thông thường. Lau sạch và phơi khô. Dùng nước đun sôi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt sau khi dùng thớt để chặt các loại thịt sống.
3/ Muối ăn
Sau khi cắt hành tỏi, thịt hay cá sống, thớt sẽ bị ám mùi hôi và rất khó để làm sạch. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần rắc một ít muối hột rồi cọ xát lên bề mặt của thớt. Sau đó, rửa lại cho sạch và lau khô.
4/ Gừng tươi
Cắt một miếng gừng nhỏ, sau khi rửa mặt thớt lần đầu, dùng lát gừng đó chà lên trên mặt thớt một lượt, rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp đó, lại dùng một lát gừng mới chà lên mặt thớt một lượt nữa. Lặp lại vài lần như vậy, mùi bám trên thớt sẽ được loại bỏ.
5/ Phơi ngoài ánh nắng
Trong ánh sáng mặt trời có tia UV có thể tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn. Vì vậy, một trong những cách tốt nhất là nên đem thớt phơi dưới ánh nắng sau khi đã vệ sinh thớt sạch sẽ.
6/ Phân loại thớt cho từng mục đích sử dụng
Trong mỗi gia đình nên có vài chiếc thớt để sử dụng chuyên biệt. Mỗi một chiếc thớt sẽ có nhiệm vụ riêng. Có thể dùng để chuyên thái đồ sống, chuyên thái đồ chín, chuyên dùng cho thái rau, củ, quả. Không nên sử dụng thớt để vừa thái đồ sống, vừa thái đồ chín. Mỗi thành viên trong gia đình nên có trách nhiệm trong việc vệ sinh đồ dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình.
Nhớ giữ chiếc thớt trong nhà sạch sẽ bạn nhé.
– Theo khoa học và đời sống –